Nhà ông Quân và nhà ông Dũng có đầm nuôi thủy sản ở sát nhau. Đầm nhà ông Quân chuyên nuôi tôm, đầm nhà ông Dũng chuyên nuôi cá, mọi người trong làng đều biết việc này, tuy nhiên, sau trận mưa rào, nước lụt, tôm từ đầm nhà ông Quân nhảy tràn sang đầm nhà ông Dũng. Ngay sau khi thấy đầm nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Quân đã cất vó, bắt tôm đem bán, ông Dũng biết chuyện đã yêu cầu ông Quân trả lại số tôm đã bắt. Ông Quân không đồng ý vì cho rằng “cá vào ao ai người đó hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt”.
Hỏi quan điểm của ông Quân đúng hay sai, ông Quân có quyền đòi lại số tôm đã nhảy sang ao nhà ông Dũng không?
Trả lời (mang tính tham khảo):
Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước như sau: “Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ”.
Trong trường hợp này, đầm nhà ông Quân chuyên nuôi cá, đầm nhà ông Dũng ngay sát bên cạnh chuyên nuôi tôm (đầm của hai ông có vật nuôi có dấu hiệu riêng biệt), khi trời mưa to, tôm tràn vào đầm, là vật nuôi có dấu hiệu riêng biệt khác với vật nuôi trong đầm nhà mình, do đó ông Dũng cần phải biết số tôm đó không thuộc sở hữu của mình và phải thông báo để chủ sở hữu là ông Quân đến nhận lại tôm.
Ngay sau khi thấy đầm nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Dũng đã cất vó, bắt tôm đem bán với quan điểm “cá vào ao ai người đó hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt” là không đúng mà ông Dũng phải có trách nhiệm trả lại số tôm đã tràn vào đầm nhà mình và ông Quân có quyền đề nghị ông Dũng trả lại tôm cho mình cho mình.